Lúa gạo đỏ là giống lúa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Măng Bút. Hạt gạo đỏ này trồng lâu hơn, mất nhiều công chăm sóc hơn so với gạo trắng bình thường nhưng ăn thì ngọt hơn và còn thể làm được rượu cần nữa.
Trước đây chưa quen với thương mại, chưa biết cách chế biến các sản phẩm từ gạo đỏ, nên hạt gạo chỉ bó hẹp trong căn bếp của mỗi gia đình, chưa trở thành hàng hóa có giá trị.
Nhằm phát triển sản phẩm, nâng cao giá trị của gạo đỏ Măng Bút, huyện Kon Plông đã thành lập những tổ hợp tác sản xuất, chế biến sản phẩm từ gạo đỏ và sau đó sản phẩm bún gạo đỏ được chế biến để trở thành sản phất thương mại và nâng cao hơn giá trị của hạt gạo đỏ.
Để làm ra được sợi bún gạo đỏ phải trải qua nhiều công đoạn, khá công phu. Từ hạt gạo đỏ để ra được sợi bún đỏ dai, ngon thì phải qua các bước chế biến:
Chọn gạo đỏ: Sử dụng những hạt gạo đỏ truyền thống được trồng tại địa phương
Ngâm gạo: Gạo được ngâm nước mềm và dễ xay
Xay gạo: Gạo ngâm xong được bỏ vào máy xay, xay thành bột
Nhào bột: Bột được nhào kỹ, tạo độ dẻo dai hơn sau đó bỏ vào máy ép thành cục cứng, tiếp tục rã bột cứng cho tơi
Ép Sợi: Bột qua nhào nặng được cho vào máy ép tạo thành những sợi bún đỏ, sau đó ủ qua đêm.
Phơi khô: Sợi bún sau đó được phơi khô ở trời nắng hoặc bằng quạt
Đóng gói: Bún khô thành phẩm được đóng gói và bảo quản để bán ra thị trường
Nếu bạn có dịp đến Kon Tum, đừng quên thưởng thức món bún gạo đỏ đặc biệt này nhé!